Setup Siêu thị, Siêu thị mini những điều cần phải tránh

Tôi đã gặp quá nhiều trường hợp chỉ sau thời gian ngắn kinh doanh, người chủ các mô hình kinh doanh siêu thị | siêu thị mini than vãn mất quá nhiều chi phí dư thừa không cần thiết, đồng nghĩa với việc một khoản "tiền ngu" không nhỏ đang bị lãng phí.

Nhóm đối tượng khởi nghiệp kinh doanh bán lẻ mô hình siêu thị mini này chắc chắn đều thuộc nhóm trưởng thành, và cũng rất nhiều người có thể đã thành công trong các mô hình kinh doanh khác, nhưng câu chuyện liên quan tới quá trình Setup siêu thị | siêu thị mini cũng rất nhiều vấn đề mà họ gặp phải, chứ chưa nói gì đến việc trong quá trình kinh doanh sau này.

Những lưu ý trong quá trình Setup siêu thị | siêu thị mini


1. Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh để có thể setup siêu thị | siêu thị mini một cách chuyên nghiệp, bài bản nhất.

Có lẽ chúng ta quá quen thuộc với chuyện làm việc không có kế hoạch rồi, và đương nhiên thói quen đó cũng đang dần lây lan sang cả bản kế hoạch kinh doanh siêu thị, hay nói cách khác là kế hoạch setup siêu thị | siêu thị mini cho chính mình.

Cũng một phần bởi rất nhiều lý do, nguyên nhân mà người kinh doanh lại không coi trọng tới việc này, nhưng với một mô hình kinh doanh mà không có bản kế hoạch, thậm trí chi tiết thì tính hiệu quả của nó như thế nào chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng cảm nhận và đánh giá được.

Nên việc đầu tiên trong các bước Setup siêu thị | siêu thị mini chính là cần phải lên một bản kế hoạch chi tiết để có thể setup siêu thị đi vào hoàn động một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Nếu chúng ta chưa có đủ kiến thức, thông tin để có thể tự mình lên bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh thì cách tốt nhất là nên chủ động tìm hiểu, hoặc nhờ, hoặc thuê đơn vị nào đó có kinh nghiệm tư vấn, làm hộ.

Chỉ đến khi trong quá trình setup siêu thị | siêu thị mini các vấn đề phát sinh liên quan như: Vốn, trang thiết bị, hàng hóa, nhân sự, marketing... cùng nhau rủ đến tại cùng một thời điểm thì chúng ta mới biết vai trò của bản kế hoạch quan trọng như nào?

Và cùng với đó là xuyên suốt quá trình kinh doanh, nhất là giai đoạn đầu, việc phải chứng kiến một thực trạng kết quả không như là chúng ta tưởng tượng rất dễ lâm vào tâm lý hoảng sợ, lo âu, đặc biệt đối với những mô hình kinh doanh siêu thị | siêu thị mini mà nguồn vốn tài chính chưa thực sự dồi dào.

Những lưu ý khi setup siêu thị mini

2. Cần biết phân bổ các hạng mục đầu tư một cách hợp lý

Đối với người mới bước chân vào kinh doanh mô hình siêu thị này thường ở trong trạng thái mơ hồ, cóp nhặt các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và lắp ghép, chắp vá lại để "ang áng" cho kết quả kinh doanh của mình.

Nếu chúng ta chưa biết cách phải bắt đầu từ đâu, và các bước thực hiện setup siêu thị | siêu thị mini như nào thì không khác gì không có ánh đèn mà bước đi trong đêm.

Ở góc độ nào đó vô cùng rủi ro với số tiền chúng ta bỏ ra kinh doanh, hãy biết trân trọng số tiền chúng ta phải tích lũy bấy lâu mới có được để đầu tư cho một mô hình mới, mà ở đó kiến thức kinh doanh siêu thị | siêu thị mini như là con số 0.

Cũng giống như việc lập bản kế hoạch kinh doanh, thì việc phân bổ vốn cho các hạng mục đầu tư cũng cần phải rõ ràng, và hợp lý. Tùy thuộc vào từng mô hình mà có bản phân bổ vốn khác nhau. Nhưng chung quy lại thì tập trung vào 3 phần chính để có thể phân bổ vốn cho mô hình kinh doanh của mình.

  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh siêu thị
  • Vốn đầu tư các hạng mục cơ sở vật chất
  • Vốn tiền hàng
Tùy từng mô hình mà có công thức cũng như tỷ lệ cho từng phần, nên người kinh doanh muốn Setup siêu thị | siêu thị mini của mình một cách bài bản, chuyên nghiệp thì cần phải hiểu rõ bản chất mô hình kinh doanh của mình là gì?

Ví dụ như đối với mô hình cửa hàng tiện ích thì có thể tỷ lệ đầu tư liên quan đến hạng mục cơ sở vật chất sẽ cao hơn so với mô hình siêu thị | siêu thị mini phổ thông.

3. Trong quá trình Setup siêu thị | siêu thị mini cần phải tránh đầu tư các hạng mục không cần thiết

Đối với các hạng mục đầu tư không cần thiết ( thường xuất phát từ việc không tìm hiểu kỹ vai trò) thì cần phải tìm hiểu, phân tích kỹ vài trò của nó để xác định lại một lần nữa có nên đầu tư hay không?
Việc đầu tư các hạng mục không cần thiết có 2 vấn đề lớn mà người kinh doanh phải gặp phải

  • Mất một khoản tiền đầu tư lãng phí
  • Tăng chi phí khấu hao tài sản cố định
  • Mất phần diện tích để "chứa" nó
Việc Setup siêu thi | siêu thị mini mới mất khoảng 5-10% đầu tư các hạng mục không cần thiết là điều quá phổ biến. Ở quy mô càng lớn thì tính thiệt hại càng cao, và những người mới bắt đầu kinh doanh sẽ khó tránh khỏi những khoản đầu tư không đáng có này.

4. Kiểm soát khoản đầu tư giá kệ siêu thị

Một thiệt hại mà người kinh doanh setup siêu thị | siêu thị mini khó "thoát" chính là việc mất 15-20% chi phí giá kệ siêu thị trên tổng giá trị đơn hàng giá kệ.

Trong các hạng mục đầu tư cơ sở vật chất siêu thị thì chi phí đầu tư cho giá kệ siêu thị là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, và chúng ta đi tìm hiểu thiệt hại giá kệ từ đâu mà ra.

Giá kệ siêu thị có rất nhiều chủng loại, và kích thước bao gồm ( dài, rộng, cao) trong khi đó mỗi kích thước dài rộng cao lại có 2,3 loại để đối tác có thể lựa chọn khi setup siêu thị | siêu thị mini của mình. 

Hiểu cách đơn giản là khi nhân bản lên thì có rất nhiều loại giá kệ với kích thước, độ dày mỏng khác nhau, và người không có "nghề" sẽ rất khó để kiểm soát và tính toán được.

Bên cạnh đó ngoài việc tối ưu chi phí giá kệ cũng cần phải tối ưu khoảng cách giữa các tầng, lối đi giữa hai kệ siêu thị gần nhau....
Nên khi có nhu cầu Setup siêu thị | siêu thị mini nên lựa chọn đơn vị tư vấn mở siêu thị uy tín có thể hỗ trợ cho đối tác việc này hoặc dùng dịch vụ trọn gói.

Khóa đào tạo Setup Siêu Thị, chuỗi mini mart

5. Cần phải có đôi chân đi trên mặt đất

Một thực tế chỉ ra rằng đa phần các chủ cửa hàng | siêu thị thường bị ảo tưởng kết quả kinh doanh của mình, thậm trí một cách viển vông.

Có thể đọc đến đây vẫn sẽ có nhiều người không tin, nhưng chỉ sau 2 tháng kinh doanh thì những người mới kinh doanh sẽ biết được kết quả kinh doanh thực tế diễn ra như nào?

Nên người mới bắt đầu kinh doanh mô hình siêu thị | siêu thị mini cần có sự chuẩn bị tâm lý kết quả kinh doanh không như kỳ vọng của chúng ta ban đầu.

Việc góp nhặt thông tin từ các siêu thị khác, từ những nguồn thông tin khác nhau để rồi sâu chuỗi lại và đưa ra doanh số dự đoán cho mình rất có thể khiến cho hậu quả mà chúng ta phải gánh không hề nhỏ.

Để biết thêm chi tiết hãy đọc phần tiếp theo....

6. Hàng cận, hết date sau thời gian đầu kinh doanh

Việc có bản kế hoạch thiếu thực tế sẽ dẫn tới việc lên kế hoạch nhập hàng khai trương, và trong quá trình đầu kinh doanh bị sai, tức là nhập hàng quá nhiều so với nhu cầu thực tế, hay nói cách khác là Salein quá lớn so với saleout.

Thông thường thì một siêu thị sau quá trình kinh doanh ngắn, số lượng hàng hóa bao gồm: cận, hết date, và hàng không bán được ( thậm trí không đổi trả được) chiếm không dưới 10% Total tổng tồn.
Nên việc lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa cho siêu thị, chính sách đổi trả hàng hóa cần phải được quản lý một cách chi tiết, có vậy thì trong quá trình kinh doanh của mình sẽ hạn chế được những rủi ro mà chúng ta có thể tránh được.