Kiến thức kinh doanh siêu thị mà người chủ BẮT BUỘC phải có

Hầu hết các chủ cửa hàng từ quy mô nhỏ như siêu thị mini đến siêu thị quy mô lớn đa phần khởi đầu kinh doanh khi chưa có chút kinh nghiệm hay kiến thức gì liên quan đế mô hình kinh doanh siêu thị cả.

Điều đó vô cùng rủi ro trong quá trình kinh doanh, bởi hầu hết với mô hình kinh doanh siêu thị thì số vốn đầu tư ra để setup siêu thị hoàn chỉnh kinh doanh cho mình không dưới 1 tỷ.

Nhưng tâm lý chung của rất nhiều người kinh doanh lại khá chủ quan với số vốn không nhỏ đó để đầu tư kinh doanh siêu thị | siêu thị mini, thậm trí có phần nào đó "thiếu trách nhiệm" với số tiền không nhỏ đó, chưa nói rất có thể đó chính là số tiền phải tích lũy bao lâu mới có, thậm trí phải vay mượn.

Việc để kinh doanh siêu thị thành công hay thất bại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng không thể phủ nhận được vai trò của kiến thức kinh doanh siêu thị là vô cùng quan trọng.

Tuy đó là bối cảnh của khởi nghiệp bán lẻ nói chung cũng như khởi nghiệp kinh doanh siêu thị nói riêng, đa phần các chủ cửa hàng | siêu thị đều ở trong tâm lý đó như vậy.

Để setup siêu thị | siêu thị mini thì người chủ cần luôn có ý thức xác định trong đầu mình là cần phải xây dựng như một doanh nghiệp quy mô nhỏ, hay nói cách khác đó chính là xây dựng doanh nghiệp bán lẻ một cách có tính quản trị.

Vậy kiến thức kinh doanh siêu thị cần phải có là những gì?

1. Bán hàng

Đương nhiên rồi, bán hàng là kỹ năng mà không chỉ nhân viên mà người chủ cũng cần phải nắm rất chắc, nhất là đối với mô hình có quy mô nhỏ, còn đối với quy mô lớn thì cần phải có khả năng đào tạo nhân viên của mình tốt hơn.

Không có thống kê chính xác, nhưng hầu hết tại các siêu thị đơn lẻ rất ít hoạt động kinh doanh siêu thị mà nhân viên bán hàng tại các siêu thị | siêu thị mini đó có kỹ năng bán hàng, và đương nhiên cùng với đó là gần như không được đào tạo kỹ năng bán hàng siêu thị chuyên nghiệp.

Không khó để kiểm chứng lại thông tin, bởi điều rất đơn giản, xuất phát từ những người chủ, người quản lý không nhiều người có kỹ năng bán hàng siêu thị, chưa nói đến khả năng đào tạo lại cho nhân viên của mình.

Đối với các siêu thị hoặc chuỗi siêu thị có quy mô lớn thì thường có phòng đào tạo riêng ( quy mô rất lớn mới đủ ngân quỹ đầu tư phòng đào tạo) và nhân sự tại các siêu thị đó được đào tạo kỹ năng bán hàng siêu thị chuyên nghiệp.

Còn đối với các mô hình quy mô nhỏ thường có thói quen phụ thuộc vào bản năng của đội nhóm nhân viên của mình, hoặc có thể thuê dịch vụ đào tạo kỹ năng bán hàng siêu thị bởi các chuyên gia đào tạo bán lê.

2. Nhân sự

Vấn đề nhân sự là điều vô cùng đau đầu đối với các cấp quản lý, hay chủ siêu thị. Bản chất nhân sự mô hình kinh doanh siêu thị này nhân sự có tuổi thọ gắn bó khá thấp, và rất ít nhân viên tại siêu thị coi đó là nghề, chứ chưa nói đến là nghiệp. Tại quy mô siêu thị nhỏ thì vấn đề nhân sự càng trở lên khó khăn hơn nhiều.

Mặc dù xu hướng bán lẻ rất phát triển, nhu cầu tuyển dụng và cơ hội phát triển trong nghề kinh doanh siêu thị khá tích cực, và xu hướng trong thời gian tới thì nhân sự chất lượng có kiến thức kinh doanh siêu thị sẽ càng có giá trị, nhưng có lẽ chưa nhiều nhân sự đang hoạt động trong môi trường bán lẻ này nhìn thấy và đủ tự tin để phát triển nghề nghiệp của mình.

Đương nhiên cùng với đó là lỗi lo nhân sự của các cấp quản lý, hoặc chủ siêu thị | siêu thị mini. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều quầy hàng kinh doanh hiệu quả mà không dám mở cái thứ hai, bởi chỉ đơn giản nếu mở cái thứ hai thì hết người nhà để đứng bán, hay quản lý siêu thị.

Người có kế hoạch mở kinh doanh siêu thị mini cần hết sức chú ý tới vấn đề nhân sự, đặc biệt đối với các mô hình kinh doanh siêu thị dạng đầu tư ( người chủ vẫn có những công việc chính khác).
Quản trị nhân sự đối với mô hình kinh doanh siêu thị là điều không đơn giản, từ vấn đề tuyển dụng, đến đào tạo, chưa nói đến chất lượng nhân sự.


Kiến thức kinh doanh siêu thị đóng vai trò quan trọng tới kết quả


3. Tài chính kế toán kinh doanh siêu thị

Vấn đề tài chính kế toán trong kinh doanh siêu thị không quá phức tạp như đối với doanh nghiệp khác, nhưng người chủ hoặc quản lý tài chính kế toán siêu thị cũng cần phải có nghiệp vụ cơ bản, đặc biệt cần phải lưu ý tới vấn đề công nợ với các nhà cung cấp, bởi list danh sách nhà cung cấp hàng cho siêu thị rất lớn, nó khác với các mô hình doanh nghiệp khác. Nhân sự thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính, kế toán siêu thị rất dễ bị loạn, nhất là giai đoạn đầu kinh doanh.

Trong phần lập kế hoạch kinh doanh thì việc phân bổ vốn đầu tư cho các hạng mục rất quan trọng, bởi việc thiếu vốn là nguyên nhân chính dẫn tới việc các siêu thị | siêu thị mini phải ngừng kinh doanh, hay đóng cửa.

4. Quản trị nhà cung cấp

Mô hình kinh doanh siêu thị | siêu thị mini với quy mô càng lớn thì list danh sách nhà cung cấp hàng hóa cho siêu thị càng lớn, thậm trí có thể lên tới một hai nghìn nhà cung cấp là bình thường, việc phải làm việc với số lượng nhà cung cấp và list sản phẩm quá lớn cần người phải có kiến thức trong việc lựa chọn hàng hóa, cũng như phân vùng list nhà cung cấp này sao cho hợp lý.

Qua quá trình tư vấn, setup và đào tạo cho các chủ cửa hàng | siêu thị có điểm chung chính là tất cả các siêu thị chưa có bảng đánh giá, phân tích tính hiệu quả của từng nhà cung cấp. Việc làm này đối với các siêu thị quy mô lớn họ cực kỳ coi trọng, nhưng trong hoạt động kinh doanh siêu thị quy mô nhỏ ( thường dưới 3000 m2) thì rất ít siêu thị có động tác này.

5. Marketing - Kiến thức kinh doanh siêu thị cần thiết để tồn tại

Marketing trong kinh doanh siêu thị ngày càng được đánh giá cao về vai trò của nó, cùng với việc quản trị vận hành là điều quan trọng mà siêu thị nào cũng phải biết và thực hiện một cách chuyên nghiệp, thì tương lai gần, việc thành công trong kết quả kinh doanh siêu thị chính là nhờ tính hiệu quả của marketing.

Marketing ngày nay thay đổi một cách nhanh chóng, nhưng trong bán lẻ thì các doanh nghiệp hoặc quy mô nhỏ chưa tiếp cận, hoặc áp dụng các xu hướng công nghệ vào trong bán lẻ. Hầu hết các siêu thị vẫn trung thành với Trade Marketing.

Xu hướng marketing thay đổi rất nhanh chóng, đồng nghĩa với đó là việc các siêu thị cần update thông tin liên quan đến marketing trong bán lẻ nói chung và siêu thị nói riêng.

Các chuỗi siêu thị có thương hiệu lớn họ áp dụng triệt để các kế hoạch, chương trình marketing cho siêu thị, chính bởi vậy mà hàng tuần, hoặc các dịp lễ tết, sự kiện... diễn ra thì lượng khách hàng đến siêu thị đông một cách lạ thường, nhưng các siêu thị khác thì lại gần như không có tác động gì từ marketing.