Kinh doanh siêu thị, siêu thị mini có phải học không

Nhiều người trước khi mở hoặc đầu tư kinh doanh mô hình siêu thị | siêu thị mini có nhu cầu tìm hiểu, nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình đối với mô hình mới. Nhưng việc tìm hiểu về các khóa học thì không phải ai cũng có nhu cầu.


Chắc chúng ta đã quá quen với những thông tin liên quan đến cạnh tranh. Vâng! đúng như vậy, kinh doanh mô hình gì cũng cạnh tranh, ngày nay khoảng không cho những ý tưởng mới, ngành nghề kinh doanh mới không nhiều, chính bởi vậy mà người kinh doanh trước tiên cần biết cách tối ưu trước mô hình kinh doanh của mình đã.

Và chắc chắn chúng ta cũng không lạ gì với thông tin liên quan tới việc thất bại, khởi nghiệp thành công thì ít mà thất bại thì nhiều.

Bản chất mô hình kinh doanh siêu thị | siêu thị mini là mô hình kinh doanh khá an toàn, nhưng không có nghĩa là cơ hội thành công của nó cao hơn những mô hình khác.

Kinh doanh mô hình nào thì người kinh doanh cũng cần phải có kiến thức chuyên sâu về nó, sự chuẩn bị của chúng ta quá ít ỏi sẽ dẫn đến tỷ lệ thất bại càng cao, đặc biệt là đối với những người phải đi thuê mặt bằng cũng như thuê nhân sự làm việc.

Hầu hết đa phần người kinh doanh mô hình siêu thị | siêu thị mini có suy nghĩ kinh doanh mô hình này đơn giản, chỉ việc nhập hàng về và kinh doanh là có lãi, lợi nhuận hàng tháng có thể không quá cao nhưng cơ bản là đáp ứng được những nhu cầu khi có ý tưởng kinh doanh.

Nếu đơn giản vậy thì đâu có nhiều cửa hàng phải thanh lý, phải dừng công việc kinh doanh của mình. Thậm trí ngay với những người kinh doanh trên mặt bằng nhà mình cũng không phải ngoại lệ.

Người kinh doanh siêu thị | siêu thị mini có phải học không?

1. Học hay không là do tư duy của mỗi người

Tư duy hầu hết của những người như nói ở trên, nghĩ kinh doanh siêu thị | siêu thị mini là công việc kinh doanh đơn giản, cần gì phải học. Và hầu hết những người này thì thường có tâm lý chủ quan, hạn chế trong việc tìm tòi những kiến thức, kinh nghiệm, cập nhật xu hướng thị trường hàng hóa mới để có thể đáp ứng được cho công việc kinh doanh của mình.

Nhưng đối tượng học viên của trung tâm đào tạo kinh doanh siêu thị thì hầu hết là những người có tư duy cực kỳ tích cực. Họ hiểu được vai trò của kiến thức trong công việc kinh doanh của mình. Và họ hiểu được những khó khăn khi là người mới chân ướt chân ráo bước vào nghề sẽ gặp rất nhiều rủi ro liên quan đến tiền bạc, thời gian và cơ hội.

2. Rủi ro nào người kinh doanh siêu thị | siêu thị mini gặp phải

Chắc chắn đối với người mới chưa có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị | siêu thị mini thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và đương nhiên bao nhiêu rủi ro xuyên suốt trong quá trình kinh doanh họ phải đối mặt và tìm cách vượt qua.

2.1 Rủi ro chi phí khởi nghiệp

Với người không có kinh nghiệm thì việc vấp phải những học phí do chưa có kinh nghiệm là không thể tránh khỏi. Quy mô càng lớn thì thiệt hại tài chính càng lớn.

Trong quá trình setup siêu thị | siêu thị mini mô hình kinh doanh của mình cần phải thực hiện rất nhiều công việc để có được một cửa hàng hoàn thiện từ việc sang sửa cửa hàng tới việc lựa chọn đơn vị cung cấp giá kệ, hàng hóa như nào? Và trong đó có thể những rủi ro người mới kinh doanh thường gặp phải và gây ra hậu quả nặng nề về tài chính.

* Cơ sở vật chất: Việc đầu tư cơ sở vật chất không phù hợp với nguồn vốn, mô hình kinh doanh, và đặc biệt thường thấy là dư thừa không cần thiết chắc chắn khiến cho người kinh doanh phải trả giá một khoản không hề nhỏ.

* Giá kệ siêu thị: Trong các hạng mục đầu tư cơ sở vật chất thì giá kệ là khoản đầu tư chiếm phần nhiều ngân quỹ, và trên thị trường cũng có không ít các đơn vị họ tư vấn giá kệ chưa phù hợp và gây hậu quả liên quan tới hạng mục giá kệ siêu thị bị đầu tư dư thừa, không tối ưu.

* Hàng hóa: Hàng hóa là mảnh ghép cuối cùng để hoàn thiện trong quá trình setup siêu thị, và chiếm phần lớn nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư kinh doanh. Và việc cận hết date chỉ sau thời gian ngắn kinh doanh đối với cửa hàng là không thể tránh khỏi, còn hậu quả lớn hay nhỏ thì tùy thuộc vào quy mô cũng như việc nhập hàng giai đoạn đầu của cửa hàng.

2.1 Rủi ro do không có kiến thức kinh doanh siêu thị | siêu thị mini

Người không có kiến thức thì thường hay thực hiện công việc, kế hoạch của mình theo bản năng, tự phát và không biết cách hướng đi, cũng như kiểm soát rủi ro của mình như nào?

Chỉ khi đi vào thực tế thì những khó khăn, rủi ro dần mới lộ ra, và thường thì chúng ta không đủ kiến thức, kinh nghiệm để xử lý những thứ đó một cách ổn thỏa.

Xuyên suốt quá trình kinh doanh cần phải phân tích kết quả kinh doanh một cách triệt để để tối ưu vốn, chi phí cũng như lợi nhuận kinh doanh của siêu thị mình.

Rủi ro trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh siêu thị | siêu thị mini


2.3 Cạnh tranh cao

Rõ ràng mô hình kinh doanh siêu thị | siêu thị mini ngày nay là một trong những mô hình kinh doanh có tính cạnh tranh cao nhất. Điều đó hoàn toàn có thể dễ dàng kiểm chứng bằng cách ở dọc các con phố, hay ngay với vùng nông thôn cũng thấy việc các cửa hàng kinh doanh mô hình siêu thị mini | cửa hàng tạp hóa san sát nhau như nào.

Cạnh tranh trong kinh doanh là điều hiển nhiên, chỉ có điều người kinh doanh đối mặt với nó bằng tâm thế nào? Có sự chuẩn bị hay là kinh doanh buông xuôi, đến đâu thì đến, hoặc là không có chiến thuật gì trong kinh doanh siêu thị | siêu thị mini để tối ưu cạnh tranh.

2.4 Thanh lý cửa hàng

Đây là trường hợp xấu nhất đối với người đầu tư kinh doanh siêu thị | siêu thị mini nhưng nó không có nghĩa là nó không đến với mình.

Bất kể ai kinh doanh đều rất có thể phải đối mặt với nó, trong trường hợp bắt buộc phải thanh lý cửa hàng thì hậu quả vô cùng khủng khiếp, và thường nó hay đến với người mới khởi nghiệp kinh doanh siêu thị | siêu thị mini.

Những thiệt hại về tài chính khi phải thanh lý cửa hàng có thể như sau:

* Thua lỗ trường kỳ: Hầu hết thanh lý cửa hàng do kinh doanh không hiệu quả, hay nói cách khác chính là thua lỗ, và không ai thua lỗ một, hai tháng mà chúng ta thanh lý luôn, thường kéo dài ít nhất sáu tháng đến một năm. Và khoản thua lỗ này cũng không phải nhỏ, tùy thuộc quy mô mà hậu quả của nó tỷ lệ theo.

* Cơ sở vật chất: Gần như là mất trắng bởi nhiều khoản đầu tư sang sửa mặt bằng người kinh doanh không thu hồi lại được, chỉ có giá kệ siêu thị thì có thể bán thanh lý và thu hồi lại khoảng 70% vốn đầu tư ban đầu.

* Hàng hóa: Thường cửa hàng phải thanh lý thì do bán chậm, hàng khó bán còn nhiều, hàng cận date cũng không phải ít, nên tính thanh khoản hàng hóa thấp, thường chỉ thu lại được 70-80% vốn hàng hóa.

Ngoài ra chúng ta còn mất nhiều thứ khác nữa liên quan đến:

Định hướng
Niềm tin
Cơ hội kinh doanh
....

3. Học kinh doanh siêu thị | siêu thị mini bằng cách nào

3.1 Tự học, tự nghiên cứu kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh siêu thị

Tự học vốn là cách mà người học có được thông tin một cách vững vàng cũng như rộng nhất. Nhưng với việc học này thì cần quá trình chuẩn bị và thời gian sẽ rất dài.

Bên cạnh đó thông tin, kiến thức kinh doanh siêu thị | siêu thị mini không phổ biến như những ngành nghề kinh doanh khác.

3.2 Học tại các trung tâm đào tạo kinh doanh siêu thị

Việc tham gia các khóa học tại các trung tâm đào tạo sẽ giúp cho người học đỡ mất thời gian và được học những kiến thức, kinh nghiệm thực tế. Hạn chế được những rủi ro cũng như có kết quả tốt xuyên suốt quá trình kinh doanh của mình.